Toán 10 Bài 2: Xác suất của biến cố

0

Contents

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung lý thuyết Toán 10 Bài 2: Xác suất của biến cố nhằm nắm vững kiến thức trọng tâm của bài trong quá trình học Toán 10.

1. Xác suất của biến cố

Không gian mẫu Omega gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và A là một biến cố.

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức:

Pleft( A right) = frac{{nleft( A right)}}{{nleft( Omega right)}}

trong đó: n(A) và n(Omega) lần lượt kí hiệu số phần tử của tập A và Omega.

Chú ý:

+ Định nghĩa trên được gọi là định nghĩa cổ điển của xác suất.

+ Với mọi biến cố A, 0 le Pleft( A right) le 1.

+ Pleft( Omega right) = 1,Pleft( emptyset right) = 0.

Xác suất của mỗi biến cố đo lường khả năng xảy ra của biển cố đó. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suât của nó càng gần 1

Ví dụ: Hộp thứ nhất đựng 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 4. Hộp thứ hai đựng 6 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 6. Lấy ra ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ.

a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử

b) Gọi A là biến cố “Hai thẻ lấy ra có cùng số”. Hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho A và tính xác suất của biến cố A.

c) Gọi B là biến cố “Tổng hai số trên hai thẻ lấy ra lớn hơn 8”. Hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho B và tính xác suất của biến cố B.

Giải

a) Kết quả của mỗi lần thử là một cặp (i; j) với ¡ in {1; 2; 3; 4} là số trên thẻ lấy ra từ hộp thứ nhất và j in {1; 2; 3; 4; 5; 6} là số trên thẻ lấy ra từ hộp thứ hai. Không gian mẫu của phép thử là:

Omega = (1;1); (1;2); 1; 3); (1; 4; (1; 5); (1; 6;

(2; 1); (2; 2); (2; 3); 2; 4); (2; 5): (2; 6);

(3; 1); (3; 2); (3; 3); (3; 4); (3; 5); (3; 6),

(4; 1); (4; 2); (4; 3); (4; 4); (4; 5); (4: 6);n(Omega ) = 24

b) Không gian mẫu gồm có 24 kết quả, tức là n(Omega ) = 24.

Biển cố A = {(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4)}

Số các kết quả thuận lợi cho A là n(A) = 4. Do đó, xác suất của biến cố A là:

Pleft( A right) = frac{4}{{24}} = frac{1}{6}

c) Biến cố B= {(3; 6); (4; 5); (4; 6}.

Số các kết quả thuận lợi cho B là n(B) = 3. Do đó, xác suất của biến cố B là

Pleft( B right) = frac{3}{{24}} = frac{1}{8}

2. Tính xác suất bằng sơ đồ hình cây

Trong chương VIII, chúng ta đã được làm quen với phương pháp sử dụng sơ đô hình cây để liệt kê các kết quả của một thí nghiệm. Ta cũng có thể sử dụng sơ đồ hình cây để tính xác suất

Ví dụ: Tung một đồng xu cân đối và đồng chất 3 lần liên tiếp. Tính xác suất của biến cố A: “Trong 3 lần tung có ít nhất 2 lần liên tiếp xuất hiện mặt sấp”.

Giải

Kí hiệu S nếu tung được mặt sấp, N nều tung được mặt ngửa. Các kết quả có thể xảy ra trong 3 lần tung được thể hiện ở sơ đồ hình cây như sau

Toán 10 Bài 2: Xác suất của biến cố

Có tất cả 8 kết quả có thể xảy ra, trong đó có 3 kết quả thuận lợi cho A. Do đó: Pleft( A right) = frac{3}{8}

3. Biến cố đối

Cho A là một biến cố. Khi đó biến cố “Không xảy ra A”, kí hiệu là overline A , được gọi là biến cố đối của A.

overline A = Omega backslash A;;;;;;;;;;;Pleft( {overline A } right) + Pleft( A right) = 1

Ví dụ: Gieo đồng thời ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi A là biến cố “Tích số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc đó là số chẵn”

a) Hãy tìm biến cố đôi của biến cố A.

b) Hãy tính xác suất của biến cố A.

Giải

a) Biến cố đối của biến cố A là biến cố “Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc đó là số lẻ”,

b) Tổng số kết quả có thể xảy ra của phép thử là nleft( Omega right) = {6^3}.

overline A xảy ra khi mặt xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều có số chấm là số lẻ. Số kết quả thuận lợi cho overline An(overline A ) = 33

Xác suất của biến cố overline APleft( {bar A{rm{ }}} right) = frac{{{3^3}}}{{{6^3}}} = frac{1}{8}

Xác suất của biến cố A là Pleft( {A{rm{ }}} right) = 1 - Pleft( {overline {A{rm{ }}} } right) = frac{7}{8}

4. Nguyên lí xác suất bé

Trong thực tế, các biến cố có xác suất xảy ra gần bằng 1 thì gần như là luôn xảy ra trong một phép thử. Ngược lại, các biến cố mà xác suất xảy ra gần bằng 0 thì gần như không xảy ra trong một phép thử.

Trong Lí thuyết Xác suất, Nguyên lí xác suất bé được phát biểu như sau:

Nếu một biến cố xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra

Ví dụ như khi một con tàu lưu thông trên biển, xác suất nó bị đâm là số dương. Tuy nhiên, nếu tuân thủ các quy tắc an toàn thì xác suất xảy ra biến cố này là rất nhỏ, con tàu có thể yên tâm hoạt động.

Nếu một nhà sản xuất tuyên bố tỉ lệ gây sốc phản vệ nặng khi tiêm một loại vắc xin là rât nhỏ, chỉ khoảng 0,001, thì có thể tiêm vắc xin đó cho mọi người được không? Câu trả lời là không, vì sức khoẻ và tính mạng con người là vô giá, nếu tiêm loại vắc xin đó cho hàng tỉ người thì khả năng có nhiều người bị sốc phản vệ nặng là rất cao.

Toán 10 Bài 2: Xác suất của biến cố chương 10 sách Chân trời sáng tạo do thuthuat.tip.edu.vn tổng hợp và đăng tải nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức, từ đó áp dụng vào giải các bài tập Toán 10 đạt kết quả tốt. Tham khảo thêm các bài lý thuyết khác được đăng tải chi tiết bám sát chương trình học SGK Chân trời sáng tạo tại Lý thuyết Toán 10 CTST đồng thời tại chuyên mục Giải Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 2 có đầy đủ các bài tập do thuthuat.tip.edu.vn biên soạn để giúp bạn ôn luyện tại nhà.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment