Văn thuyết minh: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

0

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật là một thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam trung đại. Các nhà thơ Việt Nam rất ưa thích làm kiểu thơ cổ Trung Hoa này. Đây là một thể thơ có niêm luật chặt chẽ, thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu sau đây:

– Cấu tạo: Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng nên được gọi là thất ngôn bát cú.

– Bố cục: Gồm 4 phần: Đề: 2 câu 1-2; Thực: 2 câu 3 – 4; Luận: 2 câu 5 – 6; Kết: 2 câu 7 -8.

– Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.

– Vần: Gieo vần chân (các tiếng cuối vần với nhau và đều là vần bằng, liền: câu 1 -2, cách: câu 2-4-6-8(8 câu 5 vần)).

– Luật bằng trắc:

Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng thì gọi bài thơ thể bằng, là thanh trắc thì gọi bài thơ thể trắc.

Trong tất cả các câu:

Các tiếng thứ 1, 3, 5: bằng trắc tùy ý (nhất, tam, ngũ bất luận).

Các tiếng thứ 2, 4, 6: bằng trắc phải có trình tự chặt chẽ (nhị, tứ, lục phân minh).

– Đối: Các tiếng trong các câu 3-4 (thực), 5-6 (luận) phản đối nhau theo từng cặp, giống nhau về từ loại (danh từ đối với danh từ, động từ với động từ…), ngược nhau về thanh điệu (bằng – trắc hoặc trắc – bằng).

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Các bài thơ Nôm tuy vẫn giữ đúng niêm luật nhưng đã được Việt hóa nên dễ cảm nhận như bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Muốn làm thành Cuội của Tản Đà…

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment