Viết bài văn ngắn để cho thấy hình tượng Đất nước trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Khoa Điềm có những nét độc đáo

0

Khi Nguyễn Khoa Điềm mạnh dạn đặt bút viết Đất nước là trong trường ca Mặt đường khát vọng thì trước đó trong văn học Việt Nam đã có hình tượng đất nước của bao người khác.

Của Lí Thường Kiệt, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, vùng đất trời phân cho một ông vua. Của Nguyễn Trãi một Đại Việt ở núi sông bờ cõi đã chia cho các vương triều: Triệu, Đinh, Lí, Trần. Tới đây Đất nước đã tiến một bước, từ sách trời khó với trong thơ họ Lí đã thành thực địa đo được trong thơ họ Nguyễn. Số đo mở cõi và số đo cha truyền con nối các đời vua. Cho tới khi có một Người đi tìm hình của nước trong thơ Chế Lan Viên, thì Đất nước thay đổi về chất, Nguyễn Ái Quốc, người đi tìm hình của nước đã mở rộng hai tay chỉ hướng non xa xa, nước xa xa rồi khơi suối Lê-nin kia, đắp núi Mác ấy thành một sơn hà mới, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sơn hà cách mạng tạo một môi trường sáng tác đầy hứng khởi giúp
Nguyên Ngọc tạc được thế Đất nước đứng lên và Nguyễn Đình Thi cùng với Nước Việt Nam từ trong máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng lòa…

Đến lúc này, Nguyễn Khoa Điềm đưa ra Đất nước của mình:

Khi ta lớn Đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Sự bắt đầu nền nã, duyên dáng – miếng trầu là đầu câu chuyện. Câu
chuyện đất nước mẹ kể, khởi từ miếng trầu bây giờ bà ăn, từ truyện Trầu cau xưa, chuyện tình.

Sự khác biệt của Nguyễn Khoa Điềm với những người đi trước bắt đầu từ đây, với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước là nơi để yêu nhau:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất nước là nơi anh dành cho em, một không gian rất riêng của em, một cá nhân công dân, một công dân nước Việt, một con người. Người dân Việt ở đây sao được trân trọng đến thế, cả Đất nước như được sinh ra chỉ là nơi để đỡ dải khăn tình rơi xuống từ câu ca dao khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất. Và Đất nước đã nhờ tình yêu của anh và em mà mênh
mông, thăm thẳm như một nỗi nhớ thầm.

Từ câu ca dao ấy thơ Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu hát. Hát bằng điệp
khúc Đất là… Nước là… Hát ba lần như thể hát ru đất nước lớn dần lên. Từ nơi hò hẹn đã đến được nơi Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ để rồi đẻ ra dồng bào ta trong bọc trứng. Những người đẻ bọc điều ấy yêu nhau và sinh con đẻ cái, để:

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi Đất nước là máu xương của mình

Hò hẹn, đoàn tụ, sinh đẻ đã thành Đất nước. Đất và Nước đã thắm lại
thành xương và máu trong mỗi cơ thể chúng ta, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment