Dàn ý Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Contents
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Trình bày những nét khái quát về tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát
– Trình bày những cảm nhận khái quát nhất của bản thân về bài thơ: Bài thơ cho ta cảm nhận sâu sắc sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống của người sĩ tử
II. Thân bài
(Điểm lưu ý trong bài cảm nhận là cần đưa thêm nhiều những lời bình, những quan điểm của cá nhân về những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm)
1. Cảm nhận về hình tượng bãi cát
– Mang ý nghĩa tả thực:
+ “Bãi cát dài lại bãi cát dài”
⇒ Điệp từ: gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.
– “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”
+ Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc
+ Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt
– Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.
2. Cảm nhận về hình tượng lữ khách
– Hoàn cảnh của người lữ khách:
+ “Đi một bước như lùi một bước”: cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.
+ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nuớc mắt.
⇒ Tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi
⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai
– Người lữ khách ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái
+ “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh – danh lợi.
+ “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”
⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình
+ “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người
+ “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính lđang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít
+ “Khúc đường cùng”: khúc ca tuyệt vọng đầy bi phẫn của tác giả. Con đường đi với bãi cát mênh mông, mịt mùng, cũng chính là con đường công danh nhọc nhằn, bế tắc ⇒ đây không phải chỉ của tác giả mà còn của biết bao trí thức đương thời.
– Hình tượng người lữ khách với lời than bi phẫn, tuyệt vọng
+ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: thể hiện khối mâu thuẫn lớn trong lòng nhà thơ, đồng thời là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng
⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
III. Kết bài
– Cảm nhận về những nét đặc sắc nghệ thuật làm neen thành công của tác phẩm: thơ cổ thể, hình ảnh đối lập, điển tích, điển cố…
– Bài thơ là tiêu biểu cho nỗi lòng của Cao Bá Quát trước con đường công danh, đồng thời cũng là tâm tư của bao trí thức đương thời khác nữa.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi