Viết đoạn văn ngắn bình giảng các khổ thơ 5, 6, 7, 8 ở Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận
[…] Bốn khổ thơ sau tác giả dồn bút lực để miêu tả cái khái quát, “Các vị… chúng nhân”. Huy Cận vốn cho rằng những pho tượng ấy chính là con người, chính vì đau khổ mà họ ngồi lặng yên. Thật ra, họ vẫn nghe được từ vực thẳm của đời nhân loại nổ ra những cơn giông bão lớn.
Tuy mỗi người một vẻ không ai giống ai, nhưng họ chính là con người nhân thế của một thời đại. Mặt con người biểu trưng cho cuộc đời chúng sinh trong quá khứ, hai từ người trong câu thơ một lần nữa đã định hướng cho cảm hứng thế sự của bài thơ. Nỗi đau thương ôm trùm cả một không gian rộng lớn. Đó là những dòng chảy ngang dọc của những dòng nham thạch ngun ngút lửa khói, khi hợp lưu nó trở nên “cuồn cuộn đau thương”, để rồi nó chảy giữa đời và bầu trời của thế gian úp chụp xuống, mỗi lúc một bức bối ngột ngạt. Cũng theo Huy Cận, sự tụ hợp các vị La Hán trong một quần tượng như thế này chính là một cuộc họp lạ lùng trong vật vã, cả một đám đông khổ đau. Không khóc bằng nước mắt, những con người thời đại xưa cũ đã khóc mà khóc bằng “mồ hôi” – tiếng khóc của trí tuệ”, “Nung nấu tâm can… Có cứu được đời đâu”. Khổ thơ tiếp theo nói về ba gương mặt ở ba tư thế bất bình thường, gợi ta nhớ đến ba pho tượng ở phần trên, mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau. Tư thế bất bình thường ấy dĩ nhiên sẽ có một tâm trạng bất bình thường.
Dân gian thường nói bốn phương tám hướng, cái số tám hình bát quái ấy quả là mê hồn trận của những cuộc đời không kiếm được lối ra.
Có bảy cửa tử một cửa sinh. Nếu mạo hiểm để bung ra tìm một con đường thì cầm chắc cái chết. Do đó mà các vị chỉ bất động một nơi “Tự bấy ngồi y cho đến nay”. Do đó mà hỏi trời sâu, hỏi hư vô… Câu thơ gợi cho ta câu hỏi tuyệt vọng của những con người tinh anh nhất của thời đại.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
(Nguyễn Du)
Câu thơ thứ ba bị gãy đôi như dờn đút dây lỡ nhịp của nàng Kiều. Như “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” của Đạm Tiên. “Một câu hỏi lớn”. Dấu chấm là một khoảng lạ, một tín hiệu gởi đi mà không lời đáp, dấu chẩm nghiệt ngã tạo một vực thẳm ngăn cách giữa khát vọng trên lối ra và bế tắc vô vọng. Câu hỏi vút lên để rồi bị chốn thâm u nuốt mất. Đây chính
là một nỗi đau lịch sử có độ dài thời gian “Cho đến hây giờ mặt vẫn chau”. Hóa ra cuộc tìm đường tập thể, cuộc họp tập thể đã không có nghị quyết, đã bế tắc.
Viết về các bức tượng chùa Tây Phương, Chế Lan Viên cũng có những suy nghĩ sắc sảo với niềm cảm thông tri kỉ cùng cha ông.
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
“Văn chiêu hồn” từng thấm giọt mưa rơi
Thành công của Huy Cận trong tám khổ thơ này là luôn giữ được sự thăng bằng, sự miêu tả và suy tưởng, ông đã tạo được những bức tượng va cả quần thể tượng bằng một ngôn ngữ điêu khắc. Chính trí tưởng tượng suy ngẫm đã thổi linh hồn sống cho những pho tượng ấy.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi