Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

0

Đề bài: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Bài văn mẫu

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ XIX, một thời kì loạn lạc và đau thương của dân tộc khi Tổ quốc Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị.

Ông sinh năm 1822 tại quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông được nuôi dưỡng và giáo dục theo truyển thống nhân nghĩa và những phẩm chất tốt đẹp nhất của người nông dân Nam Kì như hiếu thảo, giàu nghĩa khí và tình thương người bao la.

Năm 21 tuổi, ông thi đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế để chuẩn bị dự kì thi Hương năm Kỉ Dậu (1849), nhưng rồi nhận tin sét đánh – người mẹ thân yêu qua đời (10-12-1848), Nguyễn Đình Chiểu phải bỏ thi, trở về Gia Định chịu tang mẹ, Trên đường trở về quê, vì quá đau buồn, thương khóc mẹ nhiều mà lâm bệnh, rồi mắt ông bị mù.

Hoạ vô đơn chí: Nguyễn Đình Chiểu bị ốm đau tật bệnh, mắt bị mù, cảnh gia đình sa sút, vị hôn thê bội ước… Ông đóng cửa cư tang mẹ cho đến năm 1851; sau đó, ông mở trường dạy học, làm thuốc để cứu người và sáng tác thơ văn thể hiện lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp: “Lòng đạo xin tròn một tấm gương”.

Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, rồi lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nhiều bài thơ, bài văn tế ngợi ca những anh hùng đánh Pháp như Trương Công Định, Phan Công Tòng,… những nghĩa sĩ áo vải “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc “. Ông đã nêu cao tấm gương yêu nước, tinh thần trung nghĩa bất khuất sắt son sáng chói.

Ngày 3-7-1888, Nguyền Đình Chiểu qua dời. Đám tang của ông đã có hàng ngàn bà con, cỡ bác, học trò… tới viếng và đưa tiễn; cánh đồng Ba Tri trắng xoá khăn tang.

Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều thơ văn bằng chữ Nôm rất độc đáo và đặc sắc. Trước 1859, có hai truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên ” và “Đương Từ – Hà Mậu “, sau năm 1859, có nhiều bài thơ như: “Chạy giặc “, 12 bài điếu Trương Công Định, 10 bài thơ điếu Phan Công Tòng, 3 bài văn tế: “Văn tế” nghĩa sĩ cần Giuộc “, “Văn tế Trương Công Định” “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh “, và truyện thơ “Ngư Tiểu y thuật vấn đáp”.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sáng ngời lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga là biểu tượng của lòng trung hiếu, tiết hạnh; Hớn Minh, Vương Từ Trực giàu lòng nghĩa khí, thuỷ chung trong tình bạn; ông Quán, ông Ngư, ông Tiều, Lão bà, Tiểu đổng… quên mình làm việc nghĩa, hết lòng yêu thương những kẻ khốn cùng, đau khổ.

Truyện thơ “Ngư Tiểu y thuật vấn đáp” có nhiều cảnh cảm đông, nhiều câu thơ vô cùng thấm thía về đạo lí làm người:

Giúp đời chẳng vụ tiếng danh,

Chẳng màng của lợi, chang ganh ghẻ tài.

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu được, thuốc đành cho không.

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

Lòng dạo xin tròn một tấm gương.

Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa hàm chứa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là phần tích cực nhất của đạo nho, là truyền thống yêu nước, yêu nhà, yêu người của dân tộc ta, là tinh thần hào hiệp, nghĩa khí của người nông dân Nam Kì. Vì thế, thơ văn Đồ Chiểu đã trở thành hơi thở, nhịp sống và chí nguyện của đồng bào Nam Kì trong gần một thế kỉ rưỡi.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.

Bài thơ “Chạy giặc ” mở đầu cho dòng văn thơ yêu nước của dân tộc ta trong thế kỉ XIX. Nhà thơ đau cho nỗi đau của nhân dân lầm than khi “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”; sôi sục căm thù tội ác tày trời của quân giặc cướp:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đổng Nai tranh ngói nhuốm màu mảy.”

Ba bài văn tế đã dựng lên những hình tượng kì vĩ về người anh hùng đánh giặc Pháp xâm lược. Đó là Trương Công Định “Giúp đời dốc trọn trang nam tử”; mỗi thôn ấp, mỗi dòng kênh còn lưu giữ bao chiến tích hào hùng:

“Trong Nam tên họ nổi như cồn,

Mấy trận Gò Công để tiếng đồn.

Dấu đạn hãy chìm tàu bạch quỷ,

Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn.”

Đó là Phan Công Tòng xây đồn đắp luỹ đánh Pháp mấy năm dài, nêu cao lòng trung nghĩa và khí phách anh hùng, bất khuất:

“Viên đạn nghịch thần reo trước mặt,

Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay “

“Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,

Khí phách ngàn thu rỡ núi non.”

“Văn tế nghĩa sĩ Cấn Giuộc ” là kiệt tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời. Các nghĩa sĩ là những dân ấp, dân lân, “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Họ sống cuộc đời bình dị, cần lao “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngùn ngụt bốc cao, họ quyết không dung tha quân cướp nước:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ!”

Chỉ có một lưỡi dao phay làm gươm, một gậy tầm vông làm giáo, “hoả mai đánh bằng rơm con cúi” thế mà các nghĩa sĩ đã “chém rớt đầu quan hai nọ”, đã “dốt xong nhà dạy đạo kia “, đã “đâm ngang chém ngược làm cho mã tà, ma nỉ hồn kỉnh! ”

Khí phách của các nghĩa sĩ vô cùng hiôn ngang lẫm liệt, sáng mãi đến ngàn thu: “Song đánh giặc, thác cũng dành giặc, linh hồn theo giúp cơ bỉnh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”. Tượng đài người nghĩa sì mà nhà thơ dựng lên thật vô cùng bi tráng, vì đó là những anh hùng thất thế mà dũng mãnh, hiên ngang, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã gieo vào lòng nhân dân ta một niềm tin chói sáng:

“Chừng nào Thánh để ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.”

“Sau trời thúc quỷ tan mây,

Sông trong biển lặng, mắt thầy sáng ra.”

“Bao giờ nhật nguyệt vầy gương sáng,

Bốn biển âu ca hiệp một nhà.”

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất đa dạng, phong phú và đậm đà. Dưới ngòi bút nghệ thuật của ông, thơ lục bát, thơ thất ngôn, văn tế, thể loại nào cũng đặc sắc, độc đáo. Nếu truyện thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa bình dị thì văn tế lại bi hùng, thống thiết, trữ tình lay động hồn người:

“Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;

Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trươc ngõ.”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân;

Đất Gò Công, cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái”

(Văn tế Trương Công Định)

“Ôi! Trời buông nàn quỷ trắng mây năm;

Người uống hận suối vàng lắm bực.”

(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thư mang đậm màu sắc dân gian, binh dị mà gợi cảm, làm cho người nghe, người đọc dễ nhớ và nhớ mãi: “Truyện nàng sau hãy còn lâu – Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra “, hoặc: “Đoạn nầy đến thứ Nguyệt Nga – Hà Khê phủ ấy theo cha học hành ” v.v…

Cảnh vật, câu chuyện, con người và ngôn ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đều mang hương vị và sắc thái Nam Bộ. Nhiều câu ví, câu ca vùng Ba Tri, Đồng Nai, Bến Nghé, Gò Công… như đã nhập hồn vào thơ văn Đồ Chiểu. Tính nhân dân sâu sắc, tính Nam Bộ đậm đà là bản sắc, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Có thể dẫn ra đôi ba câu thơ quá mộc mạc, nhưng Đồ Chiểu mãi mãi là nhà thơ lớn của nhân dân ta, đất nước ta. “Đời song và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng ” (Phạm Văn Đồng).

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment