Khi Chế Lan Viên viết: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép – Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” cũng là cách khẳng định: Tây Bắc, nói rộng ra là Tổ quốc không chỉ trở thành nguồn sống mà còn là một nguồn thơ đối với các văn nghệ sĩ. Hãy bình luận quan ni
Contents
DÀN Ý
1. MỞ BÀI
– Chế Lan Viên là nhà thơ trữ tình triết luận, ông rất độc đáo trong việc thiết kế hình ảnh thơ.
– Tuy Tây Bắc chưa có đường tàu, hình ảnh con tàu lên Tây Bắc là do nhà thơ tưởng tượng, nên qua đó ông muốn khẳng định Tây Bắc nói riêng và Tổ Quốc nói chung đã trở thành nguồn sống, nguồn thơ đối với các văn nghệ sĩ.
2. THÂN BÀI
2.1. Nhà thơ đã có một quan niệm sâu sắc về cuộc đời cũng như về sáng tạo thơ ca
– Tây Bắc – mảnh đất kháng chiến, biết bao ân tình, ân nghĩa với nhân dân (anh, em, mẹ, những người con gái trong đó có người yêu). Họ đã từng cuư mang, chở che, nâng đs môi người cán bộ chiến sĩ trong những năm tháng gian khổ mà tình nghĩa. Nhân dân đã thực sự là nguồn sống: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ – cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa – Như đứa trè thơ đói lòng gặp sữa – Chiếc nôi ngừng bồng gặp cánh tay đưa”.
– Tây Bắc cũng là nguồn thơ nối nhà thơ với cuộc đời. Nếu không có Tây Bắc, nhân dân và Tổ quốc, chỉ có quẩn quanh với “đời anh nhỏ hẹp” thì nguồn thơ sẽ cạn. Đây cũng là một quy luật của sáng tạo nghệ thuật không chỉ của thời đại hôm nay mà đúng với mọi thời.
2.2. Bình giảng những câu thơ tiêu biểu
– Bốn câu đề từ đã nói đến nguồn sống, nguồn thơ của văn nghệ sĩ.
– Lời khẳng định: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.
– Những kỉ niệm kháng chiến: đặc biệt những câu thơ nói về mẹ và về tình yêu. Đó chính là nguồn sống, nguồn thơ.
– Khẳng định một lần nữa với bao cảm xúc thân thương: “Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”.
3. KẾT LUẬN
– Bài thơ đã trình bày một quan niệm sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật. Đây là một quan niệm chân chính, không chỉ tiêu biểu cho những năm tháng sau hòa bình (1954) mà còn có ý nghĩa thời sự đối với hôm nay.
– Bài thơ có nhiều khổ, nhiều câu thơ vừa sâu sắc, vừa tài hoa; chứng tỏ tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Chế Lan Viên.
BÀI LÀM
Nói rằng Chế Lan Viên là một nhà thơ trữ tình triết luận thật không sai. Ông luôn có cách diễn đạt độc đáo và thiết kế hình ảnh gây ấn tượng. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” với hình ảnh “con tàu này lên Tây Bắc” thật ra lại không phải là đã có con tàu nào lên Tây Bắc trong thực tế, bởi vì chưa có đường tàu lên Tây Bắc, mà để nhằm diễn đạt một hiẹn thực cuộc sống sôi nổi trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Do hoàn cảnh riêng, ông chưa đến với Tây Bắc, nhưng có ý thức rất rõ:
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng kép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Câu thơ Chế Lan Viên khẳng định: Tây Bắc, nói rộng ra là Tổ Quốc, không chỉ trở thành nguồn sống mà còn là một nguồn thơ đối với các vãn nghệ sĩ.
Chế Lan Viên đã sáng tạo con tàu mộng tưởng biểu hiện cho khát vọng lên đường với bao sôi nổi, say mê: “Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?”. Sang tạo con tàu ấy, nhà thơ có bao nhiêu hi vọng nó sẽ nối “đời anh nhỏ hẹp” với “đất nước mênh mông”, với bốn bề Tổ quốc đang lên tiếng hát. Tây Bắc, đó là xứ sở thiêng liêng, nơi rừng núi anh hùng, là mảnh đất gắn bó với cuộc kháng chiến “mười năm nhân dân máu đỏ”.
Ngay từ những câu đề từ đã ít nhiều nói lên định hướng nghệ thuật của nhà thơ: hãy hướng tới cuộc sống dựng xây của nhân dân, thể hiện nghĩa tình sâu nặng, gắn bó. Chúng vì thế nên Tây Bắc vừa là ngọn nguồn, vừa là chỗ đến của thi ca. Nhưng “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc”, hiểu rộng ra, Tổ quốc đã trở thành nguồn sống, nguồn thơ của các văn nghệ sĩ khi bốn bề đều “lên tiếng hát” dựng xây cuộc đời. Tây Bắc đối với Chế Lan Viên là mảnh đất gắn bó sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, của mế, của “người anh du kích”, của “thằng em liên lạc”, của người con gái “Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”. Cho nên nhà thơ mới có bao cảm xúc náo nức, say mê, mong muốn được “gặp lại nhân dân”. Nhà thơ ý thức rõ sẽ “chẳng có tha đâu” nếu “lòng đóng khép”. Bởi nguồn sống, nguồn thơ của mỗi nhà văn, nhà thơ chính là nhân dân, là Tây Bắc, là Tổ Quốc đang vẫy gọi.
Tây Bắc đó là mảnh đất đã sinh thành, nuôi dưỡng hồn thơ của tác giả và sẽ còn theo nhà thơ đi suốt cuộc đời: “Tây Bắc ơi. Người là mẹ của hồn thơ”. Về với Tây Bắc, chính là về với “tâm hồn anh” đang “chờ gặp anh” đó:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cữ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Trước nhân dân, nhà thơ đã xưng là “con” với bao thành kính, trân trọng, thể hiện một tình cảm đằm thắm, thiết tha. Không phải là “con đến với nhân dân” mà là “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ”, đây phải chăng là sự trở về của nhà thơ với những kỉ niệm thiêng liêng, thẳm sâu nơi tâm hồn. Nhà thơ hướng về Tây Bắc, về một vùng rừng núi nên hình ảnh so sánh “như nai về suối cũ” thật phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả. Nai với con suối, đó chính là sự nuôi dưỡng, là nguồn sống. Cũng như với nhà thơ, tuy “Con với mế không phải hòn máu cắt – Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Trong cách diễn đạt của Chế Lan Viên, ta thấy toát lên bao nhiêu tin cậy, quen thuộc bởi “nai về suối cũ”, về với dòng suối ấy, với nhân dân, chính là nhà thơ đã tìm về chỗ dựa tin cậy của tâm hồn mình.
Trong cùng một dòng thơ mà có những hai so sánh liên tiếp, ta như càng thây rõ hơn tình cam của nhà thơ đối với nhân dân: “Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”. Hơi ấm của mùa xuân, tháng giêng, hai, đã mang đến sức sống cho hoa cỏ, đã làm sống dậy, bừng thức những sức mạnh tiềm ẩn. Nhà thơ không nói rõ “chim én gặp mùa” là mùa nào nhưng xét trong ngữ cảnh của câu thơ, có lẽ đó là những cánh én mùa xuân mang nét đẹp thơ mộng. Nhà thơ gặp lại nhân dân là gặp lại môi trường sống quen thuộc để thực sự được là mình. Có bao nhiêu cảm động, vui sướng trong tâm hồn nhà thơ khi về với nhân dân:
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Niềm vui của nhà thơ diễn tả trong niềm xúc cảm thiêng liêng như con
được gặp mẹ, trở về với mẹ. Đứa con sống trong niềm hạnh phúc được nuôi dưỡng, chở che, vỗ về. Đó là nguồn sống của “con”, là chỗ dựa của “con” để mỗi khi “con cần vượt nữa” thì “con” lại muốn về để “gặp lại mẹ yêu thương”. Với ý nghĩa đó, hình ảnh “Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” chính là sự tiếp sức cho “con” trên mỗi bước đường “con” đi. Nhà thơ đã thể hiện niềm khao khát gặp lại nhân dân như nhu cầu, khát vọng, như một quy luật tự nhiên. Nhân dân sẽ nuôi dưỡng, chở che, tiếp sức, nhân dân thật sự là “mẹ của hồn thơ” tác giả và sẽ còn theo ông đi suốt cuộc đời sáng tạo.
Gắn bó với mảnh đất, với con người Tây Bắc, nhà thơ nhớ những gì là thân thuộc, gần gũi nhất: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”. Thế nhưng ngay ở dòng thơ tiếp sau, dường như đó lại không phải là một bản, một đèo nào cụ thể: “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương”, mà chỉ là để hướng tới những dòng thơ khái quát:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất dã hóa tâm hồn.
Có một sự chuyển hóa kì diệu trong câu thơ, “đất ở” đã thành “tâm hồn”. Cái hữu hình, cái ở ngoài ta, lại trở thành cái gì bên trong thẳm sâu vô hình. Nhưng không phải cứ khi nào ta đi thì “đất ở” cũng hóa thành “tâm hồn”. Sự chuyển hóa kì diệu ấy chỉ có được khi “ta ở” lòng ta có bao nhiêu gắn bó yêu thương với “bản sương giăng”, với “đèo mây phủ”, với mế, anh và em. Để đến khi “ta đi”, sự xa cách về thời gian, khống gian mới làm bừng dậy nỗi nhớ, bao nhiêu tâm tư, tình cảm hướng cả về với vùng đất nhiều yêu thương gắn bó ấy. Những câu thơ không phải chỉ dành nói về miền Tây Bắc mà rộng hơn, nơi nào trên mọi miền Tổ quốc ta đã gắn bó, yêu thương thì “khi ta đi” đất chẳng hóa tâm hồn? Có một câu thơ khác trong bài đã nói hộ điều ấy: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Sức mạnh của tình yêu thật lớn lao. “Đất lạ”, đó chỉ là miền đất chưa quen, chỉ là nơi ta đến. Còn “quê hương” là nơi gắn bó với ta tự nhiên và sâu sắc, nơi đã sinh ra và cho ta nên người. Ay vậy mà “đất lạ” đã thành “quê hương”. Tình yêu chính là phép màu mang đến sự chuyển hóa ấy. Những gì xa lạ có một tấm lòng mến yêu. Có được tấm lòng ấy thì “đất lạ” đến mấy, xa xôi đến mấy cũng vẫn thành quê hương của ta.
Đã có nhiều yêu thương, gắn bó nên nhà thơ khi xa quê hương ấy cảm thấy trong mình có bao thôi thúc, khát khao được về với nhân dân:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tiếng gọi của nhân dân đã trở thành tiếng gọi nội tại, thôi thúc tự bên trong . Bao mong muốn, khát khao được về với cuộc sống lao động dựng xây, với “Tình em dang mong, tỉnh mẹ đang chờ”. Trên mảnh đất ngày xưa “nhân dân máu đổ” thì nay chính nhân dân đã làm hồi sinh tất cả. Cuộc sống mới của nhân dân đã khiến nhà thơ có bao nhiêu khắc khoải “Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng”. Hướng về nhân dân, nhà thơ không chỉ có mong muốn được dựng xây cuộc sống mới mà hướng về nhân dân, đó còn là hành trình đến với lẽ sống muôn đời của thi ca:
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.
Cuộc sông của nhân dân đã trở thành sự nuôi dưỡng, hun đúc nên nguồn sống, nguồn thơ không chỉ của Chế Lan Viên mà còn của bao văn nghệ sĩ khác. Cuộc sống của nhân dân đã trở thành ngọn nguồn của thi ca, là “mẹ của hồn thơ” như cách nói của tác giả. Nhà thơ hẳn đã có ý thức rất rõ và sâu sắc khi viết “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Để có thơ, có những tác phẩm còn mãi với thời gian, người nghệ sĩ phải thoát ra khỏi “đời anh nhỏ hẹp”, để đến với “đất nước mênh mông”, đến với cuộc sống cần lao. Cuộc sống của nhân dân của Tổ quốc sẽ chấp cánh cho hồn thơ, làm nên bao điều kì diệu.
Tiếng hát con tàu đã thể hiện khát vọng hướng về nhân dân của Chế Lan Viên. Không chỉ riêng Tây Bắc mà rộng hơn, Tổ quốc đã trở thành nguồn sống, nguồn thơ của các văn nghệ sĩ. Mỗi mảnh đất, mỗi con người trong đất nước yêu thương ấy đều có đủ sức đưa nhà thơ “đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Mở rộng tấm lòng đến với nhân dân, chính nhà thơ đã có được Tiếng hát con tàu, những vần thơ bền vững với thời gian.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi