Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ / Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh / Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành

0

Contents

DÀN Ý

1. Giới thiệu hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ, đoạn thơ

– Đơn vị Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 và hoạt động chủ yếu ở miền Tây xa xôi của Tổ quốc và nước bạn Lào. Nhà thơ Quang Dũng vốn là một thành viên của đơn vị Tây Tiến, ông viết bài thơ này vào năm 1948, lúc đã chia tay với đơn vị của mình. Từ Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về những người đồng đội cũ, về những miền đất đã đi qua và cùng với những hồi tưởng, hình ảnh người lính Tây Tiến cứ hiện dần lên khá rõ nét.

– Đây là khổ thơ nằm ở phần cuối bài. Ở khổ thơ này, Quang Dũng chủ yếu nói về quan niệm của người lính Tây Tiến trước cái chết va ý chi quyết tâm của họ.

2. Bình giảng hai câu thơ đầu

Địa bàn hoạt động chủ yếu của người Tây Tiến là miền rừng núi xa xôi, hiểm trở. Thiên nhiên khắc nghiệt với núi cao, đèo sâu hiểm trở và ca những cái chết nơi rừng núi xa lạ là những thử thách thường xuyên đối với người lính Tây Tiến.

– Thế nhưng, mọi khó khăn thử thách ấy vẫn không ngăn cản được ý chí quyết tâm của người chiến sĩ Tây Tiến “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

3. Bình giảng hai câu thơ sau

– Trong những năm chiến tranh, các nhà thơ thường ít khi nói tới những mất mát hi sinh. Nhưng ở bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng không hề né tránh điều này. Hình ảnh “Áo bào thay chiếu anh về đất” thể hiện rõ bút pháp lãng mạn của Quang Dũng (học sinh có thể so sánh thêm với những câu thơ của Chính Hữu trong bài Đồng chí: “Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá”).

– Viết về sự hi sinh của người lính Tây Tiến, Quang Dũng không miêu tả những giọt nước mắt xót thương như mọi cái chết bình thường khác, mà ở đây có sự chứng giám, tiếc thương của trời đất: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Với hai câu thơ cuối này, Quang Dũng đã thể hiện được cái chết vừa hào hùng vừa bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến.

4. Kết luận

– Qua bốn câu thơ, Quang Dũng đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ Tây Tiến (ý chí quyết tâm chiến đấu, quan niệm về cái chết, lòng lạc quan cách mạng…). Đoạn thơ cũng giúp người đọc hiểu rõ hơn cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và những hi sinh gian khổ của cha anh trong quá khứ.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment