Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học – Ngắn gọn nhất

0

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học – Ngắn gọn nhất

Câu 1:
1. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
A. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông 
– Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc
B. Thân bài:
– Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét vè thơ ca của Tố Hữu.
– Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc
– Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu
+ Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung
+ Tính dân tộc biểu hiện trong nghệ thuật
C. Kết luận
   Khẳng định lại nội dung nghị luận
b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ trong bài Tây Tiến- Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
          …
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Trả lời:
– Tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng miền Tây gắn với những chặng đường hành quân của Tây Tiến, nhớ đồng đội một thời chiến đấu.
+ Hai câu đầu là nỗi nhớ Sông Mã – nhớ núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến – chơi vơi, da diết, bâng khuâng.
+ Sáu câu tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên sống động: miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ nhưng cũng hết sức hiểm trở, dữ dội. Hình ảnh người lính vượt đèo dốc “ngàn thước” mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn bay bổng, lạc quan.
– Hai câu thơ cuối với sự nồng ấm“cơm lên khói”, mùi hương “thơm nếp xôi” đã mở ra một khung cảnh êm dịu, bình dị, ấm áp, đậm tình quân dân …giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của người lính.
Câu 2:
1. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
– Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.
– Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:
+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.
+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.
– Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.
2. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
– Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.
* Cảnh Việt Bắc.
+ Núi rừng Việt Bắc hiện lên qua hình ảnh cả 4 mùa. Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ
– Nhớ về con người Việt Bắc: Đây là nỗi nhớ sâu đậm nhất.
+ Nhớ người Việt Bắc trong nghèo cực gian khó vẫn giàu tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó với Cách mạng, cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, cùng chung gánh vác mối thù nặng vai.
+ Nhớ hình ảnh cô gái: hình ảnh người con gái Việt Bắc chịu thương chịu khó, bình dị mà nghĩa tình thuỷ chung.
* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
Câu 3:
1. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
Trả lời:
Hình ảnh này được lấy từ bài ca dao
+ Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
+ Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!
– Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối – gừng
+ Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.
+ Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.
b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Dàn ý:
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm Tây Tiến
– Khái quát hình tượng người lính Tây tiến
II. Thân bài: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
– Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian.
– Cuộc sống gian khổ nơi chiến trường khốc liệt
a. Chân dung hiện thực của người lính:
+ “ không mọc tóc”: cạo trọc đầu để thuận tiện cho việc giáp lá cà, có người sốt đến rụng tóc
+ “xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, bệnh tật,…
– Bên trong: toát lên dũng khí anh hùng và dũng mạnh
b. Tâm hồn lãng mạn của người lính:
– Trong đêm hội đuốc hoa: người lính Tây Tiến nghỉ lại ở một bản làng và bữa cơm đầu mùa tỏa hương nếp mới đã xua tan nhọc nhằn đời lính chiến và đưa họ về với cuộc sống đời thường
c. Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến:
+ Trong cuộc hành quân gian nan vất vả, người lính Tây Tiến không thể tránh được sự mệt mỏi “đoàn quân mỏi”. Quang Dũng đã ghi lại hiện thực đó.
+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.
+ Miêu tả những cái chết không bi lụy
+ Cái chết trở nên bất tử
III. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng người lính Tây Tiến
– Nêu rõ sự hi sinh của người lính
– Thể hiện niềm tin yêu đối với người lính.
Câu 4:
a. Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Trả lời:
● Điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ
* Nội dung: đều viết về đất nước với một niềm tự hào và yêu mến. Cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
* Nghệ thuật:
– lấy những hình ảnh mang tính đặc trưng của dân tộc
-giọng điệu khi tâm tình, thủ thỉ, khi hào hùng, đao thương trong kháng chiến
– nhịp thơ: đa dạng, phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả.
● Điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
– Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau. Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
– Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, rồi mở rộng ra với “thời gian đằng đẵng – Không gian mênh mông” trong truyền thuyết về thời dựng nước. Cuối cùng, cảm nhận về đất nước lại hướng vào sự phát hiện về đất nước ở trong mỗi con người.
Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
+ Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian: câu ca dao tục ngữ, truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Kết bài:
Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
     ….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
        (Quang Dũng, Tây Tiến)
Trả lời:
* Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến
– Chân dung của người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng những mái đầu không mọc tóc, màu nước da xanh như màu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn.
– Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.
* Vẻ đẹp lãng mạn
– Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp oai hùng cuả con hổ nơi rừng thiêng mà còn có tâm hồn lãng mạn.
– Những tâm hồn, trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội.
* Vẻ đẹp bi tráng
– Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.
=> Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment