Soạn bài Lẽ ghét thương

0

Soạn bài Lẽ ghét thương

1. (Bài tập trang 48, SGK) 
Anh (chị) hãy đọc chú thích, tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.
Trả lời:
– Đọc lại đoạn trích, tìm một hoặc hai câu thơ mà anh (chị) cho là hay nhất, thể hiện được rõ nhất tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu và đặc trưng bút pháp trữ tình của ông. Mỗi người có thể có một sự lựa chọn riêng, không nhất thiết phải giống nhau.
– Phân tích câu thơ đó theo sự cảm nhận riêng của anh (chị).
2. Qua đoạn trích Lẽ ghét thương, anh (chị) hiểu về nhân vật ông Quán như thế nào ? Vì sao nhân vật này chỉ xuất hiện qua ít dòng thơ mà lại được nhân dân ta, đặc biệt là người dân Nam Bộ, yêu thích đến thế ?
Trả lời:
Để giải bài tập này, nên xem kĩ Tiểu dẫn trong SGK và nhớ lại nội dung tóm tắt truyện đã học ở lớp 9 có nhắc tới nhân vật ông Quán. Chú ý mấy vấn đề sau :
– Nhân vật ông Quán xuất hiện ít (chỉ hai lần : một lần trong quán rượu và một lần ông đuổi theo Lục Vân Tiên khi biết chàng gặp gia biến để cho mấy viên thuốc phòng khi đói lòng), nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
– Nhân dân ta, đặc biệt là người dân Nam Bộ, yêu nhân vật này là vì sao ? (Lưu ý: Người dân Việt Nam ở vùng đất mới Nam Bộ, do hoàn cảnh và điều kiện sống, đã hình thành những nét tính cách riêng : sống phóng khoáng, hồn nhiên, trọng điều nghĩa, ghét gian tà, tính tình thẳng thắn, bộc trực, nồng nhiệt. Họ có thể tìm thấy những gì đồng điệu qua tư tưởng, tình cảm, tính cách của nhân vật ông Quán ? Hãy phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu.)
Có thể tham khảo bài viết của Giáo sư Trần Văn Giàu (Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu ?) trong Nguyễn Đình Chiểu – Tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973).
– Nhân vật ông Quán được xây dựng theo kiểu sáng tác nào và nhằm thể hiện điều gì trong tư tưởng, tâm hồn tác giả ? Trong phạm vi kiểu sáng tác đó, tác giả có thành công hay không ? Vì sao ? (Lưu ý: ông Quán được giới thiệu thuộc tầng lớp bình dân, lao động, nhưng xuất hiện trong tác phẩm lại mang cốt cách của một nhà nho đi ở ẩn kinh sử đã từng. Đây có phải là sự non yếu về nghệ thuật không ? Dựa theo đặc điểm của kiểu sáng tác phổ biến trong văn học trung đại, hãy giải thích điều đó.)
3. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về cái nguồn mạch trữ tình ẩn chứa trong đoạn thơ đạo lí mang nặng phong cách cổ điển này?
Trả lời:
Yêu cầu của bài tập nhằm khám phá cái nguồn mạch trữ tình – đạo đức (vốn được xem là một nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu) trong đoạn thơ trích.
a)  – Đoạn thơ trích thuộc loại văn chương đạo lí rất phổ biến trong văn học trung đại. Nó trường tồn được với thời gian trước hết là do nó đáp ứng những vấn đề nhân sinh thiết yếu của thời đại, do cái tâm trong sáng, cao cả và nguồn cảm hứng đạo đức nồng nhiệt, chân thành của người cầm bút, rồi mới đến những yếu tố của nghệ thuật văn chương như thể loại, cấu tứ, ngôn từ,…
b) – Đoạn thơ trích Lẽ ghét thương mang tính chất triết luận về đạo đức, nhưng ngay từ khi ra đòi nó đã được nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu thích và truyền bá rộng rãi qua những sinh hoạt văn hoá dân gian như kể thơ, nói thơ Vân Tiên.
Tổng hợp những kiến thức đã tiếp nhận được qua phần đọc – hiểu, hãy cảm nhận cái nguồn mạch trữ tình ẩn chứa trong đoạn thơ ở những điểm sau :
– Nội dung nhân văn của Lẽ ghét thương (nên đặt trong tương quan với bối cảnh thời đại).
– Cái tâm của tác giả và nguồn cảm xúc đạo đức sâu sắc, nồng đậm.
– Nghệ thuật thể hiện: cấu tứ, biện pháp tu từ,…

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment