Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) – Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) – Ngắn gọn nhất
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Câu 1. Hai câu sau giống và khác nhau:
Giống: đều nói về cánh màn điều.
Khác nhau:
– Câu a có dùng từ được.
– Câu b không dùng từ được.
Câu 2. Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:
– Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy.
– Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
3. Không phải câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chuyển mỗi câu chủ động thành câu bị động:
a.
– Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.
– Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
b.
– Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
– Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c.
– Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.
– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d.
– Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
– Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Câu 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ ngữ thành câu bị động:
a.
– Em được thầy giáo phê bình => sắc thái ý nghĩa tích cực : tiếp nhận sự phê bình của thầy một cách chủ động, tự giác, có chuẩn bị về tâm thế.
– Em bị thầy giáo phê bình => sắc thái ý nghĩa tiêu cực.
b.
– Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi => sắc thái tích cực.
– Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi => sắc thái tiêu cực.
c.
– Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. => sắc thái tính cực.
– Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. => sắc thái tiêu cực.
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em, ảnh hưởng của tác phẩm đối với em. Trong đó có sử dụng câu bị động.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi