6 mẫu mở bài đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta

0

Contents

Mỗi một bài văn sẽ có một cách mở bài tác phẩm riêng, mở bài càng hay thì sẽ tạo dấu ấn càng tốt cho người đọc và dễ dàng được điểm số cao. Hôm nay dethihsg247.com sẽ gửi tới các em học sinh lớp 11 6 mẫu mở bài tác phẩm nghị luận về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh. Chi tiết các em xem ở bên dưới nhé.

dethishg247.com-tac-pham-ve-luan-li-xa-hoi-o-nuoc-ta

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 1

Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước sớm giác ngộ cách mạng và có tư tưởng cách tân táo bạo trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là nhà cách mạng, ông còn là nhà văn có nhiều sáng tác bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với những áng văn chính luận đanh thép, sâu sắc và những sáng tác thơ mang đậm tinh thần dân chủ và tinh thần yêu nước. Và có thể nói, đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” trích từ phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” là một trong số những sáng tác đặc sắc, biểu biểu của ông.

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 2

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) hiệu là Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ. (Nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), ông là một chí sĩ yêu nước có chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ phong kiến Nam triều hủ lậu, cải cách mọi mặt, nhằm mục đích làm cho dân giàu nước mạnh. Ông luôn luôn có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền, vận động cách mạng.

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 3

Như rất nhiều nhà cách mạng khác ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Mục đích cuối cùng của Phan Châu Trinh cũng là giành độc lập tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, mỗi người lựa chọn một con đường đi khác nhau. Bằng trực cảm, nhạy cảm của một trí thức, bằng tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ ông không lựa chọn con đường bạo lực mà kiên trì thực hiện: “Khai dân trí”, “Chấn dân khí”, “Hậu dân sinh” để tạo ra sức mạnh dân tộc. Tư tưởng ấy thể hiện rõ trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được viết năm 1925. Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta khá tiêu biểu cho tư tường này.

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 4

Cho đến nay, càng ngày người ta càng nhận ra tầm vóc tư tưởng lớn lao của Phan Châu Trinh – người đầu tiên có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Phan Châu Trinh không chủ trương con đường bạo lực để giành độc lập cho đất nước. Sớm cảm nhận được xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới, ông kiên trì thực hiện công cuộc “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”, coi đó như đột phá khẩu để giải quyết mọi vấn đề nan giải của xã hội Việt Nam thuở ấy. Trước tác của ông rất nhiều, tất cả đều hướng tới chỗ đánh thức quốc dân thoát khỏi cơn mê, khơi dậy ý thức về dân quyền, dân chủ, chỉ ra chỗ thua kém cốt tử của dân mình, nước mình trong cuộc tranh cường cùng thiên hạ,…

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 5

Phan Châu Trinh được biết đến là một nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia, đây chính là chủ trương cứu nước của ông. Ở Phan Châu Trinh thì ông luôn luôn ý thức dùng văn chương để làm cách mạng vì vậy những tác phẩm của ông đều đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thật dân chủ. Có thể nói rằng một trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh là “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và bài Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích nằm trong phần ba của tác phẩm này.

Mẫu mở bài Về luân lí xã hội ở nước ta số 6

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây (gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11 -1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Bài diễn thuyết khá dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức luân lí truyền thống. Phan Châu Trinh phân biệt đạo đức với luân lí, cho đạo đức là cái bất biến còn luân lí là cái có thể thay đổi theo thời. Bởi vậy, muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thảm trạng hèn hèn yếu, mất độc lập, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát bấy nay, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang (cũng là đức chân chính) từng có.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment