3 mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ) cực hay
Contents
Với mỗi bài văn sẽ có một cách mở bài khác nhau, nhiều bạn không định hình được lên mở bài như thế nào bài chí phèo. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ) hay nhất, giúp các em đạt điểm cao trong môn ngữ văn lớp 11 của mình nhé.
Hello các em nếu các em đã tìm được đến bài viết này, chúng tôi có rất nhiều bài viết liên quan đến tác phẩm chí phèo của nhà văn Nam Cao. Ngoài mẫu mở bài chí phèo hay thì chúng tôi còn các dàn ý và hướng dẫn phân tích tác phẩm chí phèo nữa. Các em kéo xuống dưới phần bài viết liên quan để tham khảo nhé.
Hướng dẫn mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao )
Mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ) số 1:
Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.
Tác phẩm ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ do chính nhà văn đặt, nhưng sau đó đổi thành Đôi lứa xứng đôi, do nhà xuất bản đổi, nhằm tăng tính giật gân, gây chú ý với bạn đọc. Cuối cùng Nam Cao đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo, nhằm làm nổi bật nhân vật trung tâm của tác phẩm, đề cao giá trị hiện thực và nhân đạo qua nhân vật này.
Mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ) số 2:
Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có tên tuổi của Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo” tập chung khắc họa tình cảnh và số phận của nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và nhân tính. Tác phẩm đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
“Chí Phèo” được viết vào năm 1941 với cái tên là “Cái lò gạch cũ” dựa vào hình ảnh cái lò gạch bị bỏ hoang xuất hiện đầu và cuối câu chuyện cho thấy sự quẩn quanh bế tắc trong cuộc sống và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nhan đề này thiên về sự bi quan, ảm đạm của nhà văn về đời sống và tiền đồ của nông dân nghèo. Sau đó nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” hướng vào mối tình Chí Phèo-Thị Nở gây trí tò mò với người đọc. Đến năm 1946 Nam Cao lấy tên nhân vật đặt lại là “Chí Phèo” đây là sự lựa chọn thông minh và đúng đắn, mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Hoàn cảnh, số phận của Chí Phèo không phải là vấn đề của một tình huống cụ thể mà đó là hiện tượng phổ biến của bao người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
Mẫu mở bài tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ) số 3:
Trước cách mạng tháng tám, số phận của người nông dân luôn là đề tài đặc biệt được các nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra cái đẹp, sức sống tiềm tàng của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu xa của họ thì đến Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khai thác được mặt khác của người nông dân đó là bản chất lương thiện và bi kịch bị tha hóa. Nhân vật Chí Phèo chính là bản vẽ tổng quát nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi