[3 bài văn mẫu] Phân tích nhân vật ngô tử văn
Contents
Ở bài viết này Dethihsg247.com sẽ hướng dẫn các em phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Đây là một trong số các bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Ở đây chúng tôi sẽ đưa ra cách lập dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn kèm theo đó sẽ là 3 bài văn mẫu. Qua đó giúp các em có nguồn tài liệu hữu ích để tham khảo.
Đề bài như sau: Em hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
Chú ý: Hiện tại chúng tôi có một hệ thống các bài viết về nhân vật ngô tử văn cũng như tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. Các bạn có thể tham khảo các bài viết đó TẠI ĐÂY.
Phân tích đề – Các luận điểm Chính Phụ
-Làm rõ yêu cầu của đề bài đưa ra: phân tích hành động tư tưởng, lời nói, của nhân vật ngô tử văn để nói lên bản chất của nhân vật, đồng thời phân tích được lòng yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn
-Đối tượng cần phân tích: nhân vật Ngô Tử Văn
-Cách thức làm bài: phân tích
Các luận điểm chính cần triển khai
- Luận điểm 1: Lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn
- Luận điểm 2: Ngô Tử văn và hành động đốt đền
- Luận điểm 3: Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti
DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGÔ TỬ VĂN
Mẫu dàn ý chi tiết:
2.1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
– Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.
2.2. Thân bài
a. Ngô Tử Văn – Lai lịch và tính cách.
– Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
– Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được
– Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
→ Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.
→ Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.
b. Ngô Tử văn và hành động đốt đền
Nguyên nhân đốt đền
– Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
– Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
– Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn
Quá trình đốt đền
– Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
→ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
→ Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh.
– Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì…
→ Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường
→ Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền
– Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
– Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.
+ Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền
+ Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
→ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc
– Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:
+ Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi
→ Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời
⇒ Việc đốt đền của Ngô Tử Văn phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực
c. Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti.
Thử thách với Ngô Tử Văn
– Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.
– Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương
→ Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo
Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn
– Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương
– Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực.
– Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên.
→ Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.
d. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
– Là chi tiết kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.
– Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.
e. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính
– Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách
– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..
– Sử dụng các chi tiết kì ảo
2.3. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn
– Khái quái về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác
3 bài văn mẫu phân tích nhân vật ngô tử văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
Bài văn mẫu phân tích nhân vật ngô tử văn 1
Trong làng có một ngôi đền vốn thờ thần Thổ Công một Ngự sử đại phu đời Lý Nam Đế nhưng đã bị hồn ma viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc Ngô tử trận, làm mưa làm gió đến nỗi Thổ Công phải lánh đến ở nhờ đền Tản Viên. “Thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời.
Tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ thông qua nhân vật Tử Văn. Nhân vật này được giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học trung đại (bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình…). Tính cách và phẩm chất của Tử Văn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ qua hành động đốt đền. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời. Thời trung đại, đây là loại truyện rất được ưa chuộng. Hành động này của Tử Văn xuất phát từ một ý thức rõ ràng về chính – tà nên hợp lòng dân và được thần linh phù hộ. Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lượng lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Tuy nhiên, bằng niềm tin vào chính nghĩa, tin vào những con người cương trực như Tử Văn. Nguyễn Dữ đã để cho câu chuyện kết thúc một cách có hậu. Tử Văn chết nhưng là để phong thần thăng chức. Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng trị.
Nguyễn Dữ đã gửi gắm tư tưởng của mình qua lời bình ở cuối truyện, kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm. Và kẻ sĩ không nên kiêng kị sự cứng cỏi. Lời bình nói về “kẻ sĩ” mà hiểu rộng ra chính là nói về con người. Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”.
Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là loại truyện truyền kì được viết bằng văn xuôi chữ Hán. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời. Thời trung đại, đây là loại truyện rất được ưa chuộng. Sức hấp dẫn của loại truyện này trước hết là ở tính chất “kì ảo” (yếu tố kì ảo) sẽ nhận ra giá trị hiện thực mà tác giả muốn phản ánh. Khát vọng, nhu cầu của con người và thực tế cuộc sống mà con người phải đối mặt: người đàn bà trong câu chuyện chỉ mong có một cuộc sống( bình yên, êm ấm, mong những đứa con của chị được ăn no, muốn được thấy cảnh vợ chồng con cái quây quần bên nhau để có những giờ phút vui vẻ. Thế nhưng, chị lại phải đối mặt với một bi kịch gia đình: luôn bị người chồng đánh đập, hành hạ một cách tàn nhẫn. Và dù rất thương con, muốn bảo vệ các con, tránh cho chúng khỏi bị tổn thương thì chị vẫn khiến những đứa con đầu lòng, bị tổn thương vì phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ. Tình cảm đạo đức và hành vi trái đạo đức: thằng Phác vì thương mẹ, muôn bênh vực mẹ nhưng do còn non nớt trong nhận thức và bồng bột trong cách ứng xử nên đã có một hành động dại dột là xông vào đánh bố, thậm chí cầm dao định đâm bố. Nếu hành động này không được ngăn cản sẽ khiếm bi kịch chồng chất nên bi kịch vốn đã rất nặng nề căng thẳng trong cuộc sống của gia đình ấy. Với những hành động này, Phác vốn là đứa con thương mẹ, là chỗ dựa, niềm an ủi cho người mẹ lại trở thành một mũi dao đâm thẳng vào lòng mẹ nó để làm nhỏ xuống những giọt nước mắt. Đòn roi của người chồng khiến chị đau đớn về thân xác, những hành động của đứa con lại khiến chị đau đớn về tinh thần vì nó phá vỡ cái điều mà chị cố gắng gìn giữ trong gia đình: Đó là sự bình yên trong tâm hồn những đứa trẻ.
Bên cạnh tính chất kì ảo, truyện còn được kể một cách hấp dẫn nhờ sự thể hiện tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ tính cách, cốt truyện đến bố cục, tình tiết. Cốt truyện được kết cấu như một xung đột giàu kịch tính. Màn kịch được kể có lớp lang để tính cách nhân vật càng ngày càng bộc lộ rõ rệt. Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời. Tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ thông qua nhân vật Tử Văn. Nhân vật này được giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học trung đại (bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình…). Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lượng lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Tuy nhiên, bằng niềm tin vào chính nghĩa, tin vào những con người cương trực như Tử Văn. Nguyễn Dữ đã để cho câu chuyện kết thúc một cách có hậu. Tử Văn chết nhưng là để phong thần thăng chức. Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng trị. Tính cách và phẩm chất của Tử Văn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ qua hành động đốt đền. Hành động này của Tử Văn xuất phát từ một ý thức rõ ràng về chính – tà nên hợp lòng dân và được thần linh phù hộ. Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lung lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Các tình tiết trong truyện được biểu hiện một cách công phu, giàu tính biểu tượng, đồng thời nhiều chi tiết quan trọng được đan cài tự nhiên, hàm súc.
Tóm lại, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một truyện hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nguyễn Dữ xứng đáng là người học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông (Truyền kì mạn lục) xứng đáng là “Thiên cổ kì bút”.
Bài văn mẫu phân tích nhân vật ngô tử văn 2
Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.
Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp. Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.
Nhân vật Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.
Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dựng trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm.Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.
Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cung công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn.
Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên. Phán sử là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác sự tà gian.
Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt. Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.
Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hôi tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Bài văn mẫu phân tích nhân vật ngô tử văn 3
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI, ghi chép lại những câu chuyên lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ ko phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần.
Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, tham lam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, Nguyễn Dữ vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, tình người, tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và ông đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ.
Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.
Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Ở làng Tử Văn sống có một ngôi của tên tướng giặc chết trận làm yêu làm quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung hành động. Chàng đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền.
Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “vốn ghét sự gian tà” của chàng. Sự khắng khái, bộc trực của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm đốt đền của Tử Văn là đáng ca ngợi.
Hành động đó xuất phát từ ý muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ. Và đó cũng là hành động châm ngòi nổ cho một cuộc chiến giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Nguyễn Dữ thật tài tình khi tạo ra hai hình tượng đối lập: một bên là sự ngay thẳng của Tử Văn còn kia là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong của tên tướng giặc đã cướp ngôi đền của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn còn xảo trá tới mức đút lót, doạ nạt những thần xung quanh.
Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt. Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, bắt nạt mọi người. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương.
Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thân độc mã”, nhưng chàng tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt.
Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi.
Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Thần, nhưng với một người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, “phải đến nương tựa đền Tản Viên”,”phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi” thì Tử Văn có thể đặt hết niềm tin hay không? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Tình thế của chàng ngày càng nguy hiểm.Hồn ma tên tướng giặc áp giải chàng xuống âm phủ,hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phần thắng về mình. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám.
Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng.
Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng.Nhưng do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ “kêu to”, khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”, chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”.
Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được một tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ công nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận. Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn ngưòi khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Tóm lại, câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt: khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà gian. Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích.
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGÔ TỬ VĂN
Về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả Nguyễn Dữ viết:
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì sự cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn để làm sáng tỏ nhận định đó? Qua hình tượng nhân vật này, tác giả Nguyễn Dữ muốn gửi gắm những tư tưởng gì?
Bài làm tham khảo
Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng khái, trung trực.
Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chúc phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng “rất tức giận”, “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền”. Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thương độc mã”, nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là cuâ hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi.
Trên đây là bài viết trình bày đầy đủ nhất về nhân vật ngô tử văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ chúng tôi đã tổng hợp từ nhiều nguồn và sắp xếp theo một thức tự dễ hiểu. Hi vọng với bài viết này nó sẽ giúp các em có điểm cao trong môn ngữ văn lớp 10.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi